Mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả để xây nhà chỉ với 5tr/tháng

Trong cuộc đời mỗi người sẽ có 3 việc quan trọng là: sự nghiệp, xây nhàlập gia đình.

Nên việc xây nhà là việc trọng đại, không thể làm xuề xòa được. Mình sẽ trình bày phần mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả để xây nhà này khá dài và chi tiết vì mình rất tâm huyết với bài này, bạn có thể đọc phần mình cần đọc, tại mục lục phía dưới nhé!

[external_link_head]

1/ Định hướng tiết tiệm tiền xây nhà

Không dùng đòn bẩy ngân hàng hay có dùng đòn bẩy ngân hàng

Đây là phần chúng ta phải xác định đầu tiên về kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả để xây nhà.

Nếu bạn chọn hình thức dùng đòn bẩy của ngân hàng kết hợp với tiết kiệm, bạn sẽ tận dụng được lợi thế của ngân hàng về thời gian.

Hãy dùng đòn bẩy ngân hàng một cách thông minh nhất

Ví dụ: Bạn cần mua ngôi nhà với giá 1 tỉ, nếu bạn không dùng đòn bẩy của ngân hàng, bạn cần gửi tiết kiệm vào ngân hàng mỗi tháng 6 triệu đồng, lãi suất 6%/năm, gửi liên tục trong vòng 10 năm. Sau 10 năm bạn mới có 1 tỉ để sở hữu ngôi nhà đó.

[su_note note_color=”#D9F1C2″ text_color=”#5F9025″ radius=”5″]

Ghi chú: Nếu bạn cần file Excel để tính tiền gửi tiết kiệm và kế hoạch thu chi hàng năm, bạn có thể để lại gmail dưới phần bình luận, mình sẽ gửi tặng bạn nhé.[/su_note]

Chưa tính tới việc trong 10 năm đó, giá ngôi nhà đó đã tăng lên bao nhiêu và 1 tỉ của bạn đã trượt giá bao nhiêu vì lạm phát.

Nếu bạn sử dụng đòn bẩy của ngân hàng, sau 4 năm bạn đã có thể sở hữu ngôi nhà 1 tỉ đó. Vì ngân hàng cho bạn thế chấp đến 70% giá trị của ngôi nhà và bạn tiết kiệm được 6 năm.

Trong thời 6 năm này, giá ngôi nhà của bạn có thể sẽ tăng lên, bạn có thể bán nó đi, trả tiền ngân hàng và còn lãi một khoản. lúc này bạn đóng vai một nhà đầu tư rồi.

Bạn xây nhà rồi lập gia đình hay lập gia đình rồi xây nhà

Vì sao điều này lại quan trọng, nó sẽ quyết tâm ý chí tiết kiệm của bạn trong suốt quá trình tiết kiệm tiền xây nhà.

Nếu tư tưởng của bạn là lập gia đình xong, sau đó mới nghĩ đến chuyện xây nhà, bạn sẽ mất một khoản thời gian tiết kiệm khá dài ở thời điểm độc thân. Mà độc thân là khoản  thời gian vàng để tiết kiệm.

Mình khuyến khích bạn nên tham gia tiết kiệm tiền hiệu quả để xây nhà trong khoảng thời gian còn độc thân vì điều này sẽ giúp bạn rèn luyện tính định hướng khi còn trẻ và hạn chế được gánh nặng sau này.

Nếu trường hợp ngược lại, bạn cũng không nên lo lắng vì lúc này bạn đã có gia đình nên số tiền bạn tiết kiệm được cũng nhiều hơn dẫn đến lãi suất kép cũng nhanh hơn.

Giờ ta đi vào xây dựng kế hoạch cụ thể cho phần tiết kiệm tiền để xây nhà, nếu bạn còn phần định hướng nào nữa, bạn có thể để lại ý kiến của mình tại phần bình luận nhé.

2/ Lên kế hoạch tiết kiệm tiền mua nhà

Bước 1: Xác định mức thu nhập hiện tại của bạn

Theo mình nghĩ, sẽ có 3 trường hợp cần phải kể đến trong bước xác định mức thu nhập hiện tai này.

– Trường hợp 1: Bạn chưa có gia đình: Lúc này, bạn sẽ tận dụng được tối đa số tiền mình kiếm được dành cho việc tiết kiệm để xây nhà; bạn không tốn các chi phí như con cái và ở một mình thì sao cũng được.

– Trường hợp 2: Bạn đã có gia đình và ở riêng: bạn cần cân đối các khoản chi phí như tiền trọ, lên kế hoạch chi tiêu trong tháng, chuẩn bị tiền cho việc sinh em bé hoặc cho con cái đến trường…

Bạn sẽ xác định đến bao lâu nữa vợ chồng bạn sẽ xây nhà; ví dụ 5 năm, 10 năm hay 15 năm nữa, sau đó tương quan với mức thu nhập hiện tại và xem mức tiết kiệm tối đa hàng tháng của gia đình có thể tiết kiệm được là bao nhiêu? sau đó ta chuyển sang bước 2.

Điều mình khuyên, nếu bạn ở trọ bạn nên chọn phương án tiết kiệm tiền hiệu quả để xây nhà kết hợp với đòn bẩy tài chính của ngân hàng;

Vì nếu không, hàng tháng tiền thuê trọ của bạn cũng ngốn hết của bạn một khoản tiền. Đôi khi số tiền này còn cao hơn mức lãi suất mà bạn vay ngân hàng,  hàng tháng.

– Trường hợp 3: Bạn đã có gia đình và còn đang ở chung với bố mẹ. Bạn sẽ rất thoải mái khi rơi vào trường hợp này, bạn đỡ phải lo nghĩ các vấn đề linh tinh bên ngoài, hàng tháng bạn chỉ cần góp vào gia đình một ít tiền xem như phụ giúp.

Ngoài ra, vợ chồng bạn có thể tập trung toàn thời gian vào việc kiếm tiền và tiết kiệm tiền hiệu quả để xây nhà. Mình khuyên bạn, nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên tiết kiệm đến khi nào đủ tiền hẳn mua nhà một thể.

Bước 2: Cân đối thu chi, xác lập mức tiết kiệm hàng tháng

Đây là bước xương sống để bạn biết được hàng tháng mình tiết kiệm tiền xây nhà là bao nhiêu

Đây là bước bạn không thể bỏ qua, nó được coi là bước nền tảng của mục tiêu tiết kiệm tiền xây nhà của bạn.

[external_link offset=1]

Bước này làm những công việc gì? Bạn sẽ ngồi lại và xem xét tất cả các khoản chi tiêu của bạn hoặc gia đình bạn trong vòng một tháng dựa trên lịch sử ghi chép chi tiêu của bạn.

Sau đó cân đối lại các khoản nào cần tiết chế, các khoản nào cần loại bỏ và các khoản nào cần đầu tư. Tất cả các khoản này bạn đều lập trên bảng tính excel, bạn nên lập theo năm.

Các đầu mục bạn sẽ lập gồm: Dịch vụ sinh hoạt, ăn uống, đi lại, hiếu hỉ, hưởng thụ, nhà cửa, phát triển bản thân, sức khỏe, trang phục, trả nợ (nếu có)….ngoài ra, bạn có thể kê thêm một số mục của riêng bạn hoặc gia đình bạn.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể

Tới bước này, bạn sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn rồi. riêng bản thân mình, đầu tháng là bản thân tự khắc ngồi lại và cân đối chi tiêu và lên kế hoạch tài chính cho tháng đó.

Thường mình làm điều này cho cả năm vì dựa trên bảng cân đối thu chi ở phần trên, mình bám vào đó để có kế hoạch tiêu xài thôi.

Điều quan trọng của phần này chính là nó yêu cầu bạn phải vô cùng kỷ luậtkiên trì; xung quanh bạn sẽ có những lời mời, những điều khiến bạn phải phá vỡ kế hoạch tiết kiệm của bản thân bạn. Bạn phải tuyệt đối rèn luyện tính kỷ luật với mục đích của mình.

3/ 5 nguyên tắc tiết kiệm tiền dưới đây sẽ giúp được bạn

Phần này, mình sẽ chia sẻ với bạn 5 nguyên tắc tiết kiệm tiền hiệu quả có thể giúp bạn định hướng được mình phù hợp với hình thức tiết kiệm nào.

– Nguyên tắc 6 chiếc lọ – nguyên tắc JARS

– Nguyên tắc 50/30/20

– Nguyên tắc 10 giây

– Nguyên tắc kiểm tra 72 giờ

– Nguyên tắc cần và muốn

5 nguyên tắc này, nếu trình bày ở đây sẽ rất dài. Vì thế, mình đã viết hẳn một bài dành riêng cho nó, bạn có thể đọc nó Tại đây.

4/ 8 mẹo quan trọng dành cho bạn khi tiết kiệm tiền mua nhà

1 – Tự động trích lương vào tài khoản tiết kiệm

tiết kiệm tiền bằng cách tự động trích lương sang tài khoản tiết kiệm

Đây là phần thú vị mình khá thích đối với các ngân hàng, sẽ có phần trích lương vào tài khoản tiết kiệm. Bạn sẽ không phải bận tâm hay lăn tăn đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm, tất cả đều tự động.

Điều hay của việc này là tâm lý của bạn sẽ quen dần với việc tiêu xài ít hơn so với mức thu nhập của chính mình; Mục đích ra đời của thẻ ATM là tạo nên sự tiện lợi nhầm kích thích bạn tiêu tiền, vậy bạn sẽ làm điều này ngược lại với ngân hàng nhé.

Ví dụ khi bạn tiêu 2 triệu tiền mặt cho 1 món hàng với bạn tiêu 2 triệu trong thẻ ngân hàng, bạn sẽ thấy ngập ngừng khi chi tiền mặt, nhưng với thẻ bạn sẽ rất thoải mái. Vì bạn không cầm tiền trên tay 😀

Vậy bạn hãy hủy bớt các thẻ ngân hàng không cần thiết, các thẻ mua sắm, càng ít thẻ bạn sẽ càng thoải mái hơn trong việc tiết kiệm. đừng quên hàng tháng trích lương vào tài khoản tiết kiệm bạn nhé.

2 – Hiểu đúng hơn về nợ

Vì sao đây là mẹo? một số bạn sẽ hiểu nhầm về từ “nợ”, nợ được chia làm 2 loại gồm: nợ tốtnợ xấu.

– Nợ tốt là nợ người khác trả cho bạn và bạn sẽ có được lợi nhuận từ khoản nợ đó, bạn sẽ không cần bận tâm về nó;

– Nợ xấu là nợ bạn phải gánh và chính bạn là người chi trả món nợ đó, nợ làm bạn mất tiền.

Đọc thêm: 3 cách tính lãi suất vay ngân hàng thông dụng và dễ hiểu nhất

Ví dụ: bạn may mắn biết được một người gần nhà bạn chuyển đi nước ngoài sinh sống, muốn bán lại miếng đất ấy với giá 1 tỉ; nhưng bạn biết rằng giá trị thực của mảnh đất ấy lên đến 1 tỉ 400 triệu.

Lúc này bạn có thể vay ngân hàng số tiền 1 tỉ để mua lại mảnh đất ấy, chờ cơ hội tốt bạn bán lại mảnh đất này với đúng giá trị thực của nó; vậy là bạn có lời.

Quả là bạn nợ ngân hàng nhưng khoản nợ này là nợ tốt chứ không phải nợ xấu, nợ này mang tiền đến cho bạn.

Tóm lại: bạn có thể vay mượn nợ sao cho khoản nợ bạn mượn có thể sinh lời và tỉ lệ % sinh lời của khoản nợ này cao hơn % lãi suất của nó, là được.

3 – Chọn hình thức tiết kiệm có lãi suất cao

Hiện tại chúng ta có 6 hình thức đầu tư, đó là: đầu tư thị trường tài chính; đầu tư thị trường kim loại quý; đầu tư thị trường chứng khoán; thị trường bất động sản; mở doanh nghiệp; tự doanh và gửi tiết kiệm ngân hàng.

Tùy vào từng thời điểm, tiền sẽ di chuyển giữa các kênh đầu tư bên trên; vấn đề ở đây là bạn có thể hiểu được lúc này tiền sẽ nằm ở đâu nhiều nhất để đầu tư tiền của mình vào, sao cho mức sinh lời cao nhất.

Vì sao tiết kiệm tiền bằng cách “bỏ ống heo” không phải là hình thức đầu tư nhỉ? Vì tiền đó là tiền “chết” bởi nó nằm im đó và chẳng sinh lời gì cả. không kể đến hàng năm nó còn bị tuột giá trị do lạm phát

Lời khuyên, bạn nên trích lương tự động vào phần tiết kiệm, nếu không có thẻ ngân hàng, bạn nên mang tiền đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. ít nhất nó cũng hạn chế được tiền bạn mất giá, còn để trong “heo đất” nếu kỷ luật yếu, trước sau gì bạn cũng mổ heo mà thôi 😀

4 – Nâng cao giá trị bản thân

đầu tư cho bản thân là hình thức đầu tư thông minh nhất

Đây là phần không thể thiếu trong việc đầu tư và tiết kiệm của bạn. nó sẽ quyết định tầm nhìn và cách bạn suy nghĩ qua từng thời gian, giai đoạn tiết kiệm của bạn.

Giá trị bản thân của bạn đến đâu thì tiền sẽ về đến đó. Vì sao mỗi người có cùng 8 giờ làm việc nhưng giá trị mang lại cho từng người lại khác nhau.

Đó là phụ thuộc vào tư duy và cách bạn làm việc, 2 điều này phụ thuộc vào việc bạn có chịu nâng cao giá trị của bản thân mình lên hay không? trong phần kế hoạch chi tiêu năm, mình cũng có để mục “phát triển bản thân”.

Bạn nên xem phần tiền để nâng cao giá trị của bản thân là khoản đầu tư chứ không phải chi phí, đầu tư cho bản thân chính là khoản đầu tư sinh lời cao nhất.

Chỉ khi giá trị bản thân của bạn nâng cao lên bạn mới thấy được đâu là cơ hội và đâu không phải là cơ hội.

5 – Tăng dần mức tiết kiệm

Nếu như lúc đầu ta tính trên mức tiết kiệm cố định hàng tháng, sau một khoảng thời gian tiền lương của bạn tăng lên hay bạn có thêm nguồn thu nào khác bạn nên tăng cường mức tiết kiệm của mình.

Điều này sẽ làm giảm thời gian tiết kiệm của bạn lại, đồng nghĩa với việc kế hoạch tiết kiệm của bạn sẽ hoàn thành sớm hơn.

Việc kế hoạch hoàn thành sớm vô cùng có lợi, bạn sẽ mua nhà với giá thấp hơn so với thời gian sau đó. Cơ bản giá nhà sẽ tăng nếu xét về dài hạn nếu kinh tế không có khủng hoảng 😛

Vì vậy, hãy tăng dần mức tiết kiệm của mình lên khi có thể, bạn nhé!

6 – Tích cực mượn hoặc thuê thay vì mua

Đối với các vật dụng bạn không sử dụng thường xuyên như một năm bạn chỉ dùng 1 đến 2 lần, mình khuyến khích bạn nên mượn hoặc thuê, bạn hạn chế mua các vật dụng như vậy.

[external_link offset=2]

Các vật dụng này mất một khoản chi phí hao mòn theo thời gian, đặc biệt là các thiết bị công nghệ. Bạn sẽ cảm thấy rất bất tiện khi không có các thiết bị này khi sử dụng nhưng khi có rồi, bạn dùng 1 đến 2 lần là cảm thấy chúng không cần thiết nữa.

Xong, lại vứt nó vào một xóa xỉnh nào đó…bạn chi 2 đến 3 triệu, đôi khi cao hơn chỉ để thỏa mãn nhu cầu tức thời. điều này thật lãng phí phải không.

Mình cũng bị vấn đề này rồi, sau khi mua xong, sử dụng rất thích. Nhưng 1 đến 2 lần là lại chán, cuối tháng nhìn lại bảng chi tiêu mới thấy mình lãng phí 😀

7 – Hạn chế dùng các đồ dùng, thiết bị hàng hiệu

Hãy hạn chế các sở thích ngắn hạn, hãy nhắm vào mục tiêu dài hạn và đầu tư

Đây là điều tương đối, mình không có ý chê bai hay chế giễu bạn không nên dùng hàng hiệu vì đây là nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định mình của mỗi người mà tháp nhu cầu của Abraham Maslow đã nói đến.

Thu nhập 100tr/tháng, mua điện thoại 20tr là hoàn toàn bình thường nhưng thu nhập 8tr/tháng, mua điện thoại 20tr là điều bất cập. không thông mình tài chính.

Nhu cầu cơ bản của bạn khi sử dụng điện thoại là gọi điện, nhắn tin, gọi video call, lướt mạng, ghi chú… các chức năng này điều có ở chiếc điện thoại 5tr. Hà cớ gì bạn lại mua chiếc điện thoại 20tr, rồi phải trả góp cho cái thương hiệu của nó chứ.

Đừng để chiếc điện thoại thông minh lại thông minh hơn bạn; đây là ví dụ về điện thoại, bạn nên mở rộng nó sang các thiết bị khác.

Hãy biết chọn những thứ mình cần chứ đừng chọn những thứ mình thích bạn nhé!

8 – Học cách từ chối những thứ vượt quá khả năng

Hãy nói không với những thứ bản thân không thích

Điều cuối cùng mình muốn nhắc đến đối với bạn đó là: học cách từ chối.

Điều này sẽ quyết định bạn có thực hiện được kế hoạch tiết kiệm của mình hay không và thể hiện được sự quyết tâm, tính kỷ luật của bạn.

Nếu bạn rất khó để từ chối một lời mời hay sự ham muốn mua sắm tức thời của mình thì bạn sẽ rất khó có thể xây được nhà đúng theo kế hoạch.

Bạn nên có kỹ năng từ chối một sản phẩm, một dịch vụ hay lời mời nào đó một cách tế nhị, tránh gây nên sự áy náy cho bạn và cho cả người mời nữa.

Hãy trang bị cho mình kỹ năng từ chối ngay từ bây giờ bạn nhé!

5/ 4 lời khuyên dành cho bạn khi tiết kiệm tiền mua nhà

1 – Tiết kiệm nhưng không hà tiện

Một điều mình chia sẻ ở đây thuộc phần tư duy, tránh để bạn nhầm lẫn giữa “tiết kiệm” và “hà tiện”.

Dễ hiểu, tiết kiệm là cách bạn chi tiêu và tiêu xài phục vụ cho các mục đích sống đúng chuẩn với thu nhập của bạn. hà tiện là bạn tiêu xài dưới chuẩn, dưới mức sống, dẫn đến việc “ăn không dám ăn”, “mặc không dám mặc”.

Bạn nên tránh trường hợp keo kiệt, bủn xỉn với bản thân. Ví dụ, năm đó bạn đã đề ra kế hoạch đi du lịch và tới thời điểm tiết kiệm đủ tiền, nhưng lúc này bạn tiết tiền lại không đi nữa.

Lúc này bạn đã hà tiện rồi đó, thật sự du lịch rất có lợi. bạn mở mang được tầm nhìn, học hỏi được văn hóa vùng miền, biết đâu nó mang đến cho bạn các cơ hội đầu tư, làm ăn mới.

2 – Chịu khó săn lùng nhà để khỏi tốn tiền cho môi giới

Khi bạn đã có kế hoạch tiết kiệm tiền để xây nhà, bạn biết rằng tương lai mình sẽ phải mua đất, thiết kế bản vẽ hay thuê thiết kế.

Vậy trong khoảng thời gian này bạn sẽ lưu ý đến các mảnh đất ưng ý, các mẫu nhà bạn thích, bạn sẽ dọa hỏi các kinh nghiệm về xây nhà, mua nhà.

Nên đến khi có tiền rồi, bạn cũng đã có ít kinh nghiệm trong việc chọn mua đất, xây nhà rồi. nên bạn sẽ đỡ mất một khoản chi phí cho môi giới, cho cò đất….đây là lợi ích của việc có kế hoạch dài hạn.

3 – Lựa chọn căn nhà phù hợp mức tài chính

lựa chọn căn nhà phù hợp với tài chính, bạn sẽ giảm được gánh nặng sửa chữa chúng

Khi bạn ở trong một ngôi nhà, bạn nên tính tới lúc ngôi nhà của bạn sẽ xuống cấp và bạn phải tu sửa lại nó, lúc này lại xuất hiện một loại chi chí: chi phí khấu hao tài sản.

Việc bạn chọn ngôi nhà torộng trong khi gia đình bạn lại không sử dụng hết không gian của ngôi nhà, điều này sẽ rất lãng phí. Hàng năm bạn phải tốn một khoản chi phí khấu hao cho ngôi nhà, nhà càng lớn thì khấu hao càng lớn.

Nên bạn cần xem xét và lựa chọn một ngôi nhà có khối tích phù hợp với gia đình của mình.

4 – Tránh xa mọi cái bẩy về bất động sản

Lời khuyên cuối cùng, đó là bạn hãy tránh xa mọi cái bẩy về bất động sản.

Đó là việc bạn mua các ngôi nhà rẻ hơn giá trị thực của nó mà không tìm hiểu kỹ vì sao nó lại có giá thấp đến như vậy, miếng phô mai có sẵn chỉ có trên chiếc bẩy chuột.

Tránh xa các cò đất, các mẫu quảng cáo bán đất giá rẻ; các mảnh đất nằm trong diện huy hoạch của Nhà nước; các lời đồn thổi về huy hoạch mở đường hay đất ở chỗ này tăng giá, trừ khi bạn có thông tin thật chính xác.

6/ Tổng kết và ghi chú

Có lẽ mình sẽ tạm kết phần này ở đây, bài viết khá dài…lên đến 4000 từ. Nếu có nội dung gì mới mình sẽ cập nhật vào đây.

Bạn có thể đóng góp cho mình về bài viết và trao đổi với mình dưới phần bình luận.

Do bài viết khá dài nên cũng không tránh khỏi lỗi, thiếu sót. Bạn đọc có phát hiện vui lòng để lại nhắc nhở để mình cập nhật lại.

Cảm ơn bạn, chúc bạn sẽ xây được nhà theo đúng kế hoạch đã đề ra và thông minh với tiền của mình nhé!

Ghi chú: các phương pháp như lên kế hoạch chi tiêu, dùng phương tiện công cộng, tiết kiệm khi đi siêu thị, tiết kiệm trong ăn uống…các cách đó mình đã tổng hợp và có bài viết cụ thể. Bạn có thể đọc nó Ở ĐÂY. [external_footer]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0977716137
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon